rối loạn mỡ máu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
1. Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?
Chất béo (lipid) là một trong 5 chất dinh dưỡng trong cơ thể bao gồm chất béo (lipid), đường bột (glucid), đạm (protid), muối khoáng và vitamin mà cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày. Chất béo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo và có vai trò cấu thành các màng tế bào. Vì vậy, chất béo là chất không thể thiếu trong hoạt động sống của con người.
Tuy nhiên, khi lượng chất béo, mỡ dư thừa, đặc biệt là trong máu sẽ gây ra tình trạng rối loạn lipid máu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tim mạch. Vậy rối loạn mỡ máu là gì?
Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) là tình trạng thay đổi, tăng hoặc giảm nồng độ lipid trong máu một cách bất thường. Rối loạn mỡ máu hay còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, dân gian thường gọi là bệnh mỡ máu cao.
Bệnh rối loạn mỡ máu làm thay đổi chỉ số mỡ máu, cụ thể như:
- Làm tăng cholesterol toàn phần.
- Gây tăng cholesterol xấu (nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL).
- Làm suy giảm cholesterol tốt (nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao HDL).
- Tăng chất béo trung tính triglyceride trong cơ thể.
Nếu 1 trong 4 chỉ số trên thay đổi, người bệnh đã được chẩn đoán được là rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Một số kiểu rối loạn như:
- Chỉ tăng cholesterol (giảm cholesterol tốt hoặc tăng cholesterol xấu).
- Chỉ tăng triglyceride.
- Tăng cả triglyceride và cholesterol toàn phần.
2. Các triệu chứng thường gặp khi mắc phải bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu
Các triệu chứng của mỡ máu khá mơ hồ và mờ nhạt, vì vậy người bệnh có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
Các dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn mỡ máu rất khó xác định, người bệnh chỉ xác định được mình bị mỡ máu cao khi đi xét nghiệm. Khi mỡ máu trong cơ thể tăng các chỉ số thì tại thành mạch chất béo chưa lắng đọng sẽ rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi gặp phải một số triệu chứng dưới đây sẽ đồng nghĩa với việc đã có sự hình thành của mảng bám, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể.
Một số dấu hiệu và biểu hiện thường thấy ở người mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu như:
Triệu chứng |
Biểu hiện cụ thể |
✅ Đau tức ở ngực, khó thở |
⭐Các mảng xơ vữa sẽ bám vào thành mạch làm cho lòng mạch hẹp khiến máu lưu thông kém, nhất là ở tim, dễ tạo nên các cơn đau tức ngực. Các cơn đau tức ngực sẽ không cố định, có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, có thể khi đang đi, đứng lên hoặc ngồi xuống. |
✅ Chóng mặt, hoa mắt |
⭐ Các mảng xơ vữa tập trung ở não (động mạch cảnh) làm máu kém lưu thông lên não sẽ xuất hiện hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. |
✅ Tê bì chân tay |
⭐ Mảng xơ vữa tập trung tại các động mạch chi cản gây trở lưu thông máu. Có biểu hiện tê ở các ngón tay sau đó tăng lên tê buốt, run tay. |
✅ Tim đập nhanh |
⭐ Thường cảm nhận bằng tiếng thình thịch của tim nhanh hơn, do lượng máu cung cấp đến tim không đủ, tim phải hoạt động nhiều hơn để đưa máu về. |
✅ Khó ngủ, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn ói. |
⭐ Đây là những triệu chứng hiếm gặp ở người bị mỡ máu cao nhưng cần hết sức chú ý. |
3. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh rối loạn mỡ trong máu thường được chia làm 2 yếu tố: Nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát là do yếu tố di truyền và nguyên nhân thứ phát là do các yếu tố khách quan bên ngoài tác động. Cụ thể:
3.1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát
Rối loạn mỡ máu nguyên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp triglycerid, cholesterol vượt ngưỡng, giảm tổng hợp cholesterol tốt đồng thời giảm thanh thải các chỉ số trên.
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu ở trường hợp này thường xảy ra ở đối tượng người trẻ tuổi, thậm chí là trẻ em, ít khi kèm thể trạng béo phì, bao gồm các trường hợp:
- Tăng triglyceride tiên phát: di truyền theo gen lặn, người bệnh không thừa cân, béo phì, nhưng có gan lá lách lớn, thiếu máu, cường lách, giảm tiểu cầu, viêm tụy cấp gây nên, nhồi máu lách, những cơn đau bụng.
- Tăng lipid máu hỗn hợp: trong gia đình rất có thể có nhiều người mắc do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Các biểu hiện lâm sàng như kháng insulin, béo phì, đái đường type 2, có các ban vàng, tăng acid uric máu.
3.2. Rối loạn mỡ máu thứ phát
Chế độ ăn uống, sinh hoạt là nguyên nhân chính chủ yếu, như ăn nhiều chất béo, dùng nhiều bia rượu, lười vận động,…
Ngoài ra còn gặp phải trong một số trường hợp do sử dụng thuốc gây tăng triglyceride.
- Đái tháo đường: Do giảm enzyme lipoprotein lipase từ đó làm tăng triglyceride.
- Hội chứng Cushing: Làm giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase.
- Sử dụng estrogen ở phụ nữ: Có thể làm tăng triglyceride do tăng tổng hợp lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL).
- Nghiện rượu: Làm tăng đáng kể nồng độ triglyceride, gây giảm oxy hóa acid béo ở gan nên acid béo này tham gia sản xuất triglyceride, làm cho gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL, làm suy giảm các chức năng gan.
- Bệnh thận: Thận hư, thận yếu cũng là nguyên nhân khiến tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù vào lượng protein trong máu giảm do thải qua nước tiểu.
4. Các biến chứng nguy hiểm do bệnh rối loạn mỡ máu gây ra
Mỡ máu bám dày vào thành mạch sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Rối loạn mỡ máu hay mỡ trong máu cao khiến các phân tử mỡ xấu không được đưa đến gan để chuyển hóa, từ đó tồn đọng và lắng xuống thành mạch, làm dày thành mạch. Lâu dần hình thành nên các mảng xơ vữa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhồi máu cơ tim
- Tăng huyết áp
- Xơ vữa động mạch
- Nhồi máu não
- Đột quỵ
- Tăng tỉ lệ mắc bệnh gout, tiểu đường…
5. Đối tượng nào có nguy cơ rối loạn mỡ máu?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao và làm cho tình trạng mỡ máu cao nặng hơn, các đối tượng liên quan như:
- Béo phì
- Lười vận động, ít tập thể dục
- Người sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia có nguy cơ cao mắc phải bệnh rối loạn mỡ máu.
- Quan hệ tình dục bừa bãi.
- Bệnh suy giáp, tiểu đường type 2.
- Tình trạng thận hoặc gan mãn tính.
- Tuổi tác cao.
- Chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Người trong gia đình cụ thể là cha mẹ hoặc ông bà bị rối loạn lipid máu.
- Giới tính nữ có xu hướng mắc nhiều do mức LDL tăng cao sau thời kỳ mãn kinh.
6. Chỉ số chẩn đoán
Bệnh rối loạn mỡ máu thường được chẩn đoán chính xác bằng cách tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số mỡ máu. Nếu các chỉ số này vượt ngưỡng có thể xác định được đối tượng đang gặp phải mỡ máu cao.
Các chỉ số thường được chú ý đến như:
- Chỉ số cholesterol trong máu > 5,2mmol/L (200mg/dL)
- Chỉ số triglycerid > 1,7mmol/L (150mg/dL)
- Chỉ số LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)
- Chỉ số HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)
Một số bệnh viện hay phòng khám xét nghiệm có thể lấy các mốc chỉ số khác nhau như:
- Triglycerid ở mức bình thường: <1.7 mmol/L, ngưỡng cận cao: 1.7 – 2.25 mmol/L, ngưỡng cao: 2.26 – 5.64 mmol/L, ngưỡng rất cao: >5.65 mmol/L.
- LDL cholesterol ở mức bình thường: <2.58 mmol/L, ngưỡng cận cao: 3.36 – 4.11 mmol/L, ngưỡng cao: 4.14 – 4.89 mmol/L, ngưỡng rất cao: 4.91 mmol/L.
- HDL cholesterol bình thường: Phụ nữ <1.29 mmol/L, nam giới ở mức: <1.03 mmol/L
Lưu ý: các chỉ số này dành cho người lớn > 20 tuổi.
7. Cách điều trị bệnh rối loạn mỡ máu, mỡ máu cao
7.1. Điều trị rối loạn mỡ máu bằng Fujiwara
Một trong những sản phẩm được nhiều người dùng biết đến là Fujiwara. Có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, giảm mỡ máu cao, phòng tránh tình trạng xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là quản lý việc tiêu thụ chất béo trong chế độ ăn uống và thay đổi lối sống trước hoặc kết hợp với việc bắt đầu sử dụng Fujiwara.
Để có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, người dùng cần sử dụng theo đúng liệu trình hướng dẫn được in trên bao bì.
7.2. Điều trị mỡ máu bằng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học
Điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là cách kiểm soát mỡ máu hiệu quả.
Đây là cách điều trị triệt để nhất bệnh rối loạn chuyển hóa bởi khi kiểm soát được lượng chất béo đầu vào, ngăn ngừa mỡ máu không được cơ thể hấp thụ hết bám vào thành mạch. Người bệnh nên kết hợp điều chỉnh cả chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học để ngăn ngừa hình thành mỡ xấu trong cơ thể bằng cách:
- Các món ăn hay chất dinh dưỡng trong bữa ăn có acid béo bão hòa nên dưới 10%.
- Tổng số chất mỡ, béo < 30%.
- Cholesterol < 300g/ngày.
- Hoa quả tươi, ngũ cốc, tinh bột chiếm khoảng 55 – 60%
- Nên áp dụng trong 6 – 12 tuần, nếu kết quả không thay đổi có thể giảm lượng acid béo bão hòa xuống <7% và lượng cholesterol mỗi ngày giảm xuống <200mg.
- Người béo phì nên giảm dần lượng calo mỗi ngày, duy trì ở mức <500 calo/ngày
- Thường xuyên vận động, tập thể dục ít nhất 60 phút vào buổi sáng mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể làm tăng mỡ tốt, giảm mỡ xấu và cholesterol toàn phần.
Tuy nhiên cần lưu ý việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nên áp dụng ngay cả khi bạn bị rối loạn lipid máu ở mức nhẹ hoặc nặng.
7.3. Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu bằng biện pháp luyện tập
Việc thường xuyên và duy trì tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp “đốt cháy” mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt là làm giảm Triglyceride và LDL-Cholesterol. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 lần mỗi tuần không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng mà còn giảm các nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Người bị rối loạn mỡ máu, mỡ gan có thể lựa chọn các bài tập, môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: Đi bộ, đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông, khiêu vũ… Để cải thiện tình trạng của mình.
8. Kết luận
Rối loạn mỡ máu là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Ở nước ta có gần 30% dân số trưởng thành mắc phải bệnh mỡ máu cao và khoảng 71% người bệnh không biết mình bị mỡ máu cao cho đến khi xét nghiệm. Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt, các chuyên gia có chỉ định khuyên dùng sản phẩm giảm mỡ máu, mỡ gan như Fujiwara.
Bài viết được chia sẽ bởi Fujiwara.com.vn