Tai biến mạch máu não: nguyên nhân, triệu chứng và cách điệu trị

Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Theo số liệu thống kê cho thấy rằng người bị tai biến mạch máu não (đột quỵ) có tỷ lệ tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thông tin từ Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, thì có khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ trong độ tuổi khoảng 18 đến 45 tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ mắc phải căn bệnh tai biến mạch máu não chiếm khoảng 25% các ca đột quỵ. 

Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và yếu tố nào nào gây ra căn bệnh nguy hiểm này? Triệu chứng, chẩn đoán và cách cải thiện điều trị như thế nào? Trong bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh tai biến mạch máu não cho bạn.

Tai biến mạch máu não là gì?

Thiếu máu não

Theo báo cáo từ các số liệu tại những bệnh viện rằng có xấp xỉ khoảng 80% các ca bệnh tai biến mạch máu não là do thiếu máu cục bộ ở não. Hậu quả là lưu lượng máu lên não bị giảm đi đột ngột hoặc tắc nghẽn khiến không có lưu lượng đủ máu để nuôi tế bào não, làm cho các tế bào não bị hoại tử. 

Trong khoảng thời gian 4 tiếng kể từ khi người bệnh có những triệu chứng tai biến đầu tiên, nếu không cấp cứu và cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Tai biến mạch máu não là gì?

Xuất huyết não

Xuất huyết não dạng tai biến mạch máu não thứ 2, với tỷ lệ chiếm 20% trên tổng số ca bệnh. Xuất huyết não là tình trạng máu tràn vào mô não, gây tăng áp lực các mô xung quanh não và phù não. Lúc này, các tế bào não sẽ chết dần đi và gây vỡ mạch máu não làm xuất huyết não.

Tai biến mạch máu não do xuất huyết não người bệnh có thể tử vong chỉ trong vài phút, đòi hỏi phải cấp cứu nhanh chóng và kịp thời. Chính vì điều này, tỷ lệ người bệnh tử vong do xuất huyết não thường cao hơn rất nhiều so với những trường hợp khác.

Có 2 dạng tai biến mạch máu não là tai biến do  xuất huyết não và nhồi máu não.

Quá trình của tai biến mạch máu não

Quá trình của bệnh tai biến mạch máu não được chia thành 3 giai đoạn tiến triển chính, bao gồm:

Giai đoạn khởi đầu

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, đây cũng là giai đoạn mờ nhạt chưa có dấu hiệu hay xảy ra những biểu hiện không nghiêm trọng hoặc không quá đặc trưng, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác rồi bỏ qua dấu hiệu bệnh.

Giai đoạn quyết định

Sau giai đoạn khởi đầu, tai biến mạch máu não sẽ tiến triển qua giai đoạn nặng hơn. Nếu can thiệp kịp thời trong giai đoạn này thì người bệnh vẫn có khả năng sống sót tuy nhiên sẽ có biến chứng nghiêm trọng như hôn mê, rối loạn thực vật, liệt nửa người,…

Các giai đoạn của bệnh tai biến mạch máu não

Giai đoạn tiến triển

Giai đoạn tiến triển đây là giai đoạn cuối cùng của một người bị tai biến mạch máu não, cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Khi bỏ qua giai đoạn này thì người bị tai biến sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Các trường hợp cấp cứu, can thiệp trong giai đoạn này cũng rất khó chỉ duy trì được khoảng thời gian ngắn và tỷ lệ thành công thấp hơn.

Dấu hiệu tai biến

Làm sao để nhận biết được một người đang bị tai biến mạch máu não? Bệnh lý nào cũng vậy khi chúng ta nhận biết được các dấu càng sớm và can thiệp điều trị sẽ giúp hiệu quả cao hơn, ít để lại biến chứng. Theo đó, triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não từ nhẹ đến nặng bao gồm:

  • Khó chịu mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, 
  • Méo một bên mắt hoặc miệng.
  • Thị lực giảm, ù tai, mắt mờ không thấy rõ.
  • Loạn ngôn, không biết mình nói gì, khó khăn trong việc nói chuyện và phát âm rõ chữ.
  • Không thể cử động, tê tay chân hay nhấc tay cao qua khỏi đầu.
  • Mất thăng bằng.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Sốt cao, hôn mê sâu.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Nguyên nhân nào gây ra tai biến mạch máu não?

Tai biến mạch máu não thường có nguyên nhân sẽ khác nhau tùy theo loại tai biến mà người bệnh mắc phải. Cụ thể như sau: 

Tai biến hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Người bị tai biến mạch máu do thiếu máu cục bộ nguyên nhân là do có khối máu đông chặn dòng máu cũng như oxy đi qua để nuôi các tế bào não. Tình trạng này xảy ra do các chất béo tồn đọng bám trên thành mảng, nằm ở động mạch làm giảm lưu thông máu nó được gọi là tình trạng xơ vữa động mạch.

Vì thế, có thể nhận định rằng xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai biến do thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, tai biến mạch máu não cũng xảy ra khi tuổi tác cao. Động mạch của người thường có xu hướng hẹp đi khi già, điều này khiến nguy cơ bị thiếu máu lên não cao hơn.

==> Xem chi tiết thông tin về tình trạng xơ vữa động mạch tại Fujiwara.com.vn

Đột quỵ do xuất huyết não

Huyết áp cao chính là nguyên nhân chính của bệnh tai biến mạch máu não do xuất huyết não, xuất huyết não làm cho các mạch máu trong hộp sọ vỡ ra và chảy máu xung quanh não. Tai biến mạch máu não rất có thể là do tắc nghẽn mạch máu hoặc chảy máu não.

Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não

Ai có nguy cơ mắc phải tình trạng tai biến mạch máu não cao?

Ai có nguy cơ mắc phải tình trạng tai biến mạch máu não cao? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, dưới đây là những đối tượng dễ bị hay có nguy cơ cao mắc phải tình trạng tai biến mạch máu não.

  • Thừa cân, béo phì
  • Thường xuyên sử dụng thuốc lá, nghiện thuốc.
  • Sử dụng quá nước có cồn như bia, rượu. 
  • ít vận động, tập thể dục.
  • Thường lo lắng, căng thẳng, stress, mệt mỏi hay bị rối loạn lo âu kéo dài
  • Huyết áp cao.
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý về tim mạch
  • Ăn đồ có hàm lượng dầu mỡ, chất béo cao.
  • Nam giới và phụ nữ khi bước qua độ tuổi trung niên
  • Tiền sử gia đình.

Tai biến mạch máu não căn bệnh nguy hiểm không chừa một ai

Cách can thiệp và điều trị tai biến mạch máu não

Một nguyên tắc chung ai cũng phải biết, để điều trị tai biến hay đột quỵ chính là can thiệp chính xác và cấp cứu sớm nhằm hạn chế đi các biến chứng nguy hiểm cũng như giảm tối đa nguy cơ tử vong. Khi thấy người có dấu hiệu của tai biến nhẹ hay nặng thì cũng cần phải ngay lập tức đưa đến các trạm y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ cho người bệnh không bị va đập hay té ngã, đặt người bệnh nằm nghiêng để hỗ trợ và bảo vệ đường thở.

Trước và trong quá trình chuyển người bệnh cấp cứu, tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống bất cứ gì và không tự ý điều trị bằng các phương thức như bấm huyệt, đánh gió, châm cứu,… Cũng không nên cho người bị tai biến uống thuốc giảm huyết áp hoặc những loại thuốc khác, chỉ nên theo dõi biểu hiện của người bệnh xem có nôn mửa, méo miệng hay co giật,… hay không.

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được người bệnh có bị tai biến mạch máu não hay không. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để xác định được có bị tình trạng tai biến mạch máu não hay không thì cần có 3 tiêu chuẩn lâm sàng sau đây: 

  • Triệu chứng thần kinh khu trú
  • Triệu chứng xảy ra đột ngột
  • Không có chấn thương sọ não

Khả năng người bệnh bị tai biến mạch máu não lên đến 95 – 99% nếu có đủ 3 tiểu chuẩn trên. Lúc này, bác sĩ có thể cho tiến hành chụp cộng hưởng từ não hoặc chụp não cắt lớp vi tính, để xác định nguyên nhân tai biến mạch máu não là do xuất huyết não hay tắc nghẽn mạch máu mà có phương pháp can thiệp thích hợp để hạn chế tổn thương lan rộng. 

Cách can thiệp

Việc điều trị tai biến mạch máu não nhanh chóng kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh, hạn chế biến chứng mà còn giúp người bệnh phục hồi dễ dàng và nhanh nhất, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát lần 2.

Di chứng để lại sau giai đoạn tai biến mạch máu não

Các biến chứng nặng hay nhẹ sau đột quỵ có thể khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau, người bệnh có được điều trị kịp thời hay không, phương pháp điều trị có phù hợp với nguyên nhân tai biến,… Khi cấp cứu sớm thì người bệnh sẽ càng tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng thường gặp sau giai đoạn tai biến mạch máu não bao gồm:

  • Phù não
  • Động kinh
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Liệt một bên chân, tay hoặc cả hai bên
  • Mất khả năng vận động
  • Rối loạn nuốt
  • Xẹp phổi
  • Viêm phổi
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đau vai
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Co cứng cơ
  • Lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm

Các di chứng để lại

Thông thường, phải mất tối thiểu ít nhất 30 ngày thì một người bị tai biến mạch máu não mới có thể phục hồi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, các biến chứng tai biến mạch máu não để lại sẽ kéo dài vĩnh viễn, chỉ có thể can thiệp để làm suy giảm biến chứng chứ không thể hồi phục hoàn toàn.

Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não như thế nào cho hiệu quả?

Bạn có người thân không may mắn mắc phải tình trạng tai biến mạch máu não sau khi hồi phục nhưng không biết cách chăm sóc như thế nào để nhanh chóng phục hồi hợp lý? Sau đây là một số cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não còn phụ thuộc vào biến chứng mà người bệnh gặp phải sau khi điều trị. Khi chăm sóc người bệnh, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hỗ trợ người bệnh đổi tư thế xoay trở thường xuyên (30 phút/lần) với người bệnh không cử động được, bị liệt toàn thân hoặc liệt nửa người;
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng các nhóm chất; cho người bệnh ăn thức ăn loãng, ăn chậm tránh gây sặc dẫn đến viêm phổi do hít sặc;
  • Giữ phòng ngủ của người bệnh luôn được khô, sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, giúp người bệnh được nghỉ ngơi tốt hơn cải thiện tốt hơn;
  • Tuân theo phác đồ điều trị từ bác sĩ hoặc các chuyên gia;
  • Người bị tai biến mạch máu não sau khi điều trị bị liệt nửa người, căng cứng cơ có thể tập massage, vật lý trị liệu, châm cứu,… để tăng tỷ lệ phục hồi;
  • Thường xuyên trò chuyện, trấn an và thúc đẩy tích cực tinh thần người bệnh do người bị tai biến rất dễ bị trầm cảm, sang chấn tâm lý và rối loạn lo âu, lo sợ sẽ bị tái phát đột quỵ dẫn đến tử vong. Cần kiên nhẫn với người bệnh, hạn chế bày tỏ thái độ khó chịu, kỳ thị.

Phòng ngừa

Cần sinh hoạt như thế nào để phòng ngừa và tránh tai biến mạch máu não? Dưới đây là một số cách để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm tai biến mạch máu não cho mọi lứa tuổi.

  • Ăn đủ bữa, có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, cholesterol,… Thay vào đó, nên ăn rau củ quả thường xuyên, đi kèm hải sản, trứng, các loại đậu, thịt trắng, ngũ cốc,…;
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, chất cấm,…;
  • Duy trì ổn định thể lực cho cơ bằng việc thể thường xuyên tập thể dục vận động, tối thiểu 30 phút/ngày, mỗi tuần từ 3 – 4 ngày;
  • Kiểm soát ổn định cân nặng, tránh thừa cân béo phì;
  • Tránh tăng huyết áp;
  • Tránh các tác nhân hay yếu tố gây căng thẳng;
  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ;
  • Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ.

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Dinh dưỡng

Cần lưu ý thông tin dưới đây để mang lại chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người sau đột quỵ,:

  • Cắt giảm tối đa hàm lượng natri, không ăn thức ăn quá mặn, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều ra củ quả;
  • Hạn chế ăn quá nhiều, cảm giác quá no khiến lượng chất béo hấp thụ cao, tăng nguy cơ béo phì, gây ra bệnh mỡ máu;
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây;
  • Đa dạng các nhóm dưỡng chất;
  • Bổ sung protein ít chất béo, cắt giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Nên hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol để đảm bảo sức khỏe sau bị tai biến mạch máu não.