Nguyên nhân, triệu chứng gây xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý gây tác động đến động mạch (tương tự như tĩnh mạch nếu được phẫu thuật di chuyển đến vị trí khác để làm chức năng của động mạch). Về mặt đại thể, nó có biểu hiện là thành mạch máu trở nên “cứng, xơ” bởi các sang thương được gọi là mảng xơ vữa phát triển và hình thành trong trong thành mạch. Vào giai đoạn sau, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu, cản trở dòng máu. Đó được gọi là bệnh xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở nhiều hệ thống mạch như: mạch vành, mạch cảnh, mạch chi dưới… và gây ra nhiều bệnh liên quan khác. Khi mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ tạo ra các cục máu đông gây bít, lấp kín thành mạch – vốn dĩ thành mạch đã bị hẹp bởi các mảng xơ vữa. Chúng gần như là nguyên nhân gây ra các biến cố tim mạch: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi…

Căn bệnh này gặp nhiều hơn ở các nước phát triển như ở châu Âu, Mỹ, còn ở các nước đang phát triển như châu Phi, châu Á ít gặp hơn. Tuy nhiên, đây là một triệu chứng là tác nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm cần cải thiện và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu.

Xơ vữa động mạch là gì?

Đâu là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

Nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch là do các mảng bám nội mạc (mảng xơ vữa) xâm lấn vào lòng các động mạch cỡ trung bình và lớn. Các mảng chứa lipid, tế bào cơ trơn, tế bào viêm và mô liên kết. 

Các yếu tố và nguy cơ hình thành tạo nên các mảng xơ vữa bao gồm: Đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, tiền sử gia đình, lối sống không khoa học và cao huyết áp. Đây là sự khởi đầu của việc tạo thành mảng xơ vữa có thể do tổn thương nội mạc mạch máu. 

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là căn bệnh có diễn biến chậm, bắt đầu ngay từ độ tuổi còn trẻ. Độ tuổi xảy ra các tác động đến xơ vữa động mạch đang dần có xu hướng trẻ hóa. Một số tác nhân có thể làm tổn thương nội mạc mạch máu như:

  • Huyết áp tăng
  • Mức độ lipid cao trong máu
  • Hút thuốc lá
  • Đường huyết cao

Các triệu chứng nguy hiểm của bệnh xơ vữa động mạch

Theo khảo sát thực tế trên người bệnh cho thấy rằng xơ vữa động mạch thường không gây triệu chứng gì đến khi có biến cố xảy ra. 

Các triệu chứng nguy hiểm có liên quan đến mạch máu bị xơ vữa:

Xơ vữa động mạch vành

Mạch vành chính là các mạch máu cung cấp dinh máu và nuôi dưỡng tim. Xơ vữa mạch vành có thể gây ra những hậu quả khôn lường là nguyên nhân của bệnh suy tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh lý mạch vành:

  • Đau ngực: người bệnh có thể có các cơn đau thắt ngực khi cố gắng quá sức, cảm xúc mạnh, nhẹ lại dần khi nghỉ ngơi. Cơn đau ngực thường kéo dài trong vài phút, đau như đè nặng, lan lên vai trái rồi lan xuống cánh tay trái. 
  • Nếu tình trạng đau ngực xuất hiện đột ngột, kéo dài vài chục phút đến hàng giờ, không đỡ khi nghỉ, rất có thể là dấu hiệu nhồi máu cơ tim đang xảy ra. Nhồi máu cơ tim khi đã xảy ra là một cấp cứu tim mạch, cần phải điều trị kịp thời không sẽ nguy hiểm đến tính mạnh.
  • Nếu bệnh mạch vành gây suy tim mạn tính thì sẽ có các triệu chứng của suy tim: khó thở khi gắng sức, có cơn khó thở về đêm, khó thở khi hoạt động bình thường.

xơ vữa động mạch vành

Xơ vữa động mạch cảnh

Mạch cảnh chính là mạch máu cấp cho tuần hoàn não. Xơ vữa mạch cảnh có thể gây nhồi máu não (đột quỵ não) hậu quả cực nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện mình hẹp mạch cảnh khi xảy ra tai biến. Triệu chứng của đột quỵ gồm:

  • Ý thức suy giảm nhanh chóng
  • Nhìn mờ đột đột
  • Nói khó
  • Giảm sức khỏe, liệt một nửa người tùy theo mức độ
  • Nghe được tiếng thổi của mạch cảnh khi khám lâm sàng

xơ vữa động mạch cảnh

Xơ vữa mạch chi dưới

Là nguyên nhân gây ra bệnh động mạch chi dưới. Các triệu chứng gồm:

  • Đau cách hồi, triệu chứng này gây đau chân khi đi lại, đỡ đau khi nghỉ. Khi bệnh diễn biến nặng, có thể chỉ đi được vài chục mét thì đã thấy đau chân và phải dừng lại để nghỉ.
  • Giảm máu nuôi dưỡng tại các mô da, làm da khô, chi lạnh, teo cơ.
  • Mạch chi dưới không bắt được hoặc bắt kém đi.

xơ vữa động mạch chi dưới

Phình động mạch

Xơ vữa động mạch chủ ngực, xơ vữa động mạch chủ bụng, chính là yếu tố gây ra phình động mạch chủ. Phình động mạch thường không có triệu chứng nhưng đây là dấu hiệu rất nguy hiểm nếu xảy ra biến cố, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu vỡ phình. Các triệu chứng phổ biến có thể gặp ở phình động mạch chủ:

  • Đau lưng, đau ngực
  • Triệu chứng do chèn ép các cấu trúc trong lồng ngực: nuốt khó, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên (phù cổ, mặt, chi trên)…
  • Phình động mạch chủ bụng, đau bụng
  • Phần khối ở bụng đập theo nhịp của tim

==> Xem sản phẩm hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch tại đây 

Phình động mạch

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch?

  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu
  • Béo phì
  • Đái tháo đường
  • Hút thuốc lá
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động, không lành mạnh
  • Sai lầm trong ăn uống: nhiều mỡ, nhiều đường, nước ngọt, bia rượu…

Đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh xơ vữa động mạch

Một số cách phòng ngừa xơ vữa động mạch

Tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày tập tối thiểu 30 phút và mỗi tuần tập 5 ngày hoặc nhiều hơn, Chế độ ăn ít mỡ động vật, nhiều rau xanh, thay bằng dầu thực vật và kiểm tra huyết áp thường xuyên.

  • Bỏ thuốc lá
  • Kiểm soát huyết áp:
  • Giảm cân
  • Kiểm soát đường máu
  • Điều trị rối loạn lipid máu

Cách phòng xơ vữa động mạch

Các biện pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch

  • Chụp cắt lớp vi tính mạch vành khi có chỉ định.
  • Xét nghiệm máu: HDL-C, LDL-C, HbA1C, cholesterol, triglycerid.
  • Sử dụng biện pháp siêu âm doppler mạch máu: có thể phát hiện được nguyên nhân hẹp, tắc các hệ thống mạch và ảnh hưởng đến dòng chảy của sự tắc, hẹp này. Thường làm siêu âm mạch thận, mạch cảnh, mạch chi dưới.
  • Chụp cắt lớp mạch máu có dựng hình: Là phương thức thường được dùng khi người bệnh đã có triệu chứng, cần phải can thiệp (hẹp mạch cảnh, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên…)
  • Nghiệm pháp gắng sức: gắng sức bằng thảm chạy, siêu âm gắng sức được áp dụng khi nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh mạch vành để tìm các dấu hiệu của thiếu máu cơ tim.
  • Điện tâm đồ: có tác dụng giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh tim, thiếu máu cục bộ (bệnh mạch vành), nhồi máu cơ tim,…
  • Đo chỉ số ABI: huyết áp cánh tay – cổ chân để phát hiện sớm bệnh động mạch chi dưới.

Biện pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch

Các liệu pháp và cách điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch điều trị thế nào?

Nội khoa:

  • Kiểm soát chỉ số huyết áp bằng thuốc: Một sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp được nhiều người sử dụng chính là Murasaki hay các loại thuốc khác được bán trên thị trường hiện nay.
  • Điều trị đái tháo đường: dùng thuốc viên hoặc in-su-lin tùy theo từng mức độ. Hiện nay có những loại thuốc đã được chứng minh làm giảm nguy cơ tim mạch như: ức chế thụ thể SGLT2, đồng vận GLP-1… Như Fruhling, Herbal Glucoactive,…
  • Liệu pháp statin: Giúp điều trị rối loạn lipid máu, làm ổn định mảng xơ vữa. Các thuốc thường dùng: atorvastatin, rosuvastatin,…
  • Kháng kết tập tiểu cầu: clopidogrel, aspirin khi có chỉ định tùy bệnh cảnh lâm sàng

Liệu pháp điều trị xơ vữa động mạch

Can thiệp nội mạch: đặt stent mạch cảnh, mạch vành, mạch chi…, stent graft động mạch chủ tùy theo từng trường hợp đối tượng cụ thể.

Phẫu thuật: phẫu thuật bắc cầu nối mạch chi, bóc nội mạc mạch cảnh, thay đoạn động mạch chủ, bắc cầu nối chủ – vành (CABG),… tùy từng trường hợp cụ thể.